MỌI NGƯỜI NÊN BIẾT GÌ VỀ VIẾT BÀI CHUẨN SEO?
ĐẦU TIÊN, CẦN PHẢI HIỂU VIẾT BÀI CHUẨN SEO LÀ GÌ?
TIẾP THEO, NẮM VỮNG 5 ĐIỀU KIỆN CẦN SAU ĐÂY TRƯỚC KHI BẮT TAY VÀO VIẾT BÀI CHUẨN SEO
CUỐI CÙNG, ÁP DỤNG QUY TRÌNH 8 BƯỚC VIẾT BÀI CHUẨN SEO
Nhiệm vụ tiếp theo là tìm ra những từ khóa có lượng tìm kiếm cao một chút (ít nhất 100-1N), mức độ cạnh tranh thấp hoặc vừa (nếu cao thì từ khóa đó phải rất tiềm năng).
Ví dụ:
Mình làm ngách Mẹ và bé, đối tượng tiềm năng là các bà mẹ bỉm sữa và một trong những chủ đề họ quan tâm là đồ chơi cho bé, mình sẽ thử tra cứu chủ đề này trên Keyword Planner – Công cụ phân tích từ khóa miễn phí của Google.
Kết quả thu về là gần 2500 ý tưởng từ khóa liên quan đến mục tiêu tìm kiếm. Mình cũng ra được một danh sách và chọn ra một từ khóa để viết đầu tiên: “đồ chơi cho bé 0-1 tuổi”.
Để lấy từ khóa phụ cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần gõ từ khóa chính lên thanh tìm kiếm của Google, ngay trang kết quả đầu tiên ở cuối trang sẽ thấy ô Tìm kiếm có liên quan.
Ví dụ:
Đối với từ khóa chính “đồ chơi cho bé 0-1 tuổi”, các từ khóa phụ sẽ là: đồ chơi thông minh cho bé 0-1 tuổi, đồ chơi cho bé gái 1 tuổi, tự làm đồ chơi cho bé 1 tuổi,… Mình sẽ chọn lọc một số từ liên quan đến từ khóa chính để đưa vào bài.
Bạn sẽ nghiên cứu 10 bài viết được xếp hạng đầu tiên theo các tiêu chí sau:
– Đó là bài đăng trên blog, trang bán hàng hay trang sản phẩm? Nếu không phải là những bài blog, hoặc số lượng không nhiều, cơ hội xếp hạng cho bạn sẽ cao hơn.
– Loại bài viết là gì? Là bài hướng dẫn, danh sách, tin tức hay thống kê?
– Độc giả mong muốn điều gì? Họ đang tìm giải pháp nhanh hay kiến thức chuyên sâu?
Như bạn thấy, các bài viết top đầu cho từ khóa “đồ chơi cho bé 0-1 tuổi” phần lớn là những bài blog, vì thế bài của mình sẽ khó để lên top google hơn. Loại bài viết hầu hết là danh sách, đa phần theo hướng liệt kê một số đồ chơi kèm lý do lựa chọn và độc giả đang tìm giải pháp nhanh. Ít bài phân tích đặc điểm từng giai đoạn của trẻ và đồ chơi tương ứng sẽ là gì hoặc nếu có cũng không sâu vì vậy mình quyết định sẽ đi theo hướng này.
– Tiêu đề: Thường dưới 60 ký tự và chứa từ khóa chính, đồng thời đề cập đến mục đích bài viết. Từ khóa nên nằm đầu tiêu đề.
– Giới thiệu tổng quát: Nằm ngay dưới tiêu đề, thường dưới 155 từ và nên chứa từ khóa chính. Đoạn này cần thể hiện sự đồng cảm với người đọc và hứa hẹn những gì có thể cung cấp
– Thân bài: Là câu trả lời giải đáp thắc mắc của người đọc, giải thích từng bước làm sao để đạt được mục tiêu hoặc giải quyết vấn đề, chia thành các tiêu đề phụ với nhiều đoạn nhỏ. Tiêu đề phụ cũng nên chứa từ khóa chính hoặc từ khóa liên quan.
– Kết bài: Tóm tắt nội dung và nhấn mạnh tầm quan trọng của bài viết, có độ dài từ 80-150 từ. Phần này cũng là phần bạn truyền cảm hứng cho người đọc để họ thực hiện theo lời khuyên của bạn. Và nhớ chèn từ khóa lần cuối nhé.
Ví dụ:
– Tiêu đề: TOP 15 MÓN ĐỒ CHƠI CHO BÉ 0-1 TUỔI HỖ TRỢ TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON
– Giới thiệu tổng quát: Bạn đang tìm đồ chơi cho bé 0-1 tuổi? Trong bài viết này mình sẽ gợi ý cho bạn 15 món đồ chơi tốt nhất cho từng giai đoạn phát triển của con.
– Thân bài: Chia theo các giai đoạn phát triển của bé, mỗi giai đoạn mình sẽ nói về các cột mốc quan trọng và cần loại đồ chơi hỗ trợ gì.
– Kết bài: Kêu gọi thích hoặc chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích.
Tiêu đề thì mình đã nhắc đến ở bước 4 bên trên. Còn mô tả bài viết, bạn lưu ý là nó khác với đoạn giới thiệu tổng quát nằm ngay dưới tiêu đề, cần ngắn gọn, tối đa 120 ký tự, từ khóa chính cần xuất hiện 1 lần, mô tả những phần hay nhất đáng quan tâm nhất của bài.
Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để tối ưu ảnh:
– Chọn ảnh có kích thước lớn, không bị vỡ, đuôi .jpg và nhớ đổi tên cho ảnh trước khi tải lên website, tên chứa từ khóa hoặc từ liên quan đến chủ đề bài viết
– Kích thước các ảnh trong bài là làm size 1200 x 800 hay 1200 x 667 hoặc 1800 x 1000 pixels, còn ảnh đại diện là 1200 x 667 hoặc 1800 x 1000 pixels, chèn Alt Text (Mô tả hình ảnh) chứa từ khóa, mỗi từ cách nhau bởi dấu gạch giữa, chữ cái không dấu và viết thường. Ví dụ ảnh minh họa trên mình để Alt Text là do-choi-cho-be-0-1-tuoi-guong-deo-khong-vo
– Lý tưởng nhất là cứ mỗi 250 từ lại có 1 ảnh, cá nhân mình hay chèn ảnh ngay dưới một tiêu đề. Ảnh cũng nên là của mình hoặc tự thiết kế (mình hay sử dụng Canva), tuyệt đối không lấy hình có logo của đối thủ.
– Tiêu đề bài viết (SEO title): Thường dưới 60 ký tự và chứa từ khóa chính, đồng thời đề cập đến mục đích bài viết. Từ khóa nên nằm đầu tiêu đề.
– Giới thiệu tổng quát: Nằm ngay dưới tiêu đề, thường dưới 155 từ và nên chứa từ khóa chính. Đoạn này cần thể hiện sự đồng cảm với người đọc và hứa hẹn những gì có thể cung cấp
– Mục lục bài viết (Anchor text) link tới các tựa đề trong bài (có thể cài công cụ để làm chuyện này, mình dùng công cụ Easy Table of Contents)
– Đề mục từng đoạn (Heading): rõ ràng và phân chia bố cục bài theo đề mục để người đọc dễ theo dõi, vài heading nên chèn từ khoá cho tự nhiên.
– Nội dung dưới mỗi đề mục: Đoạn văn cứ viết tối đa 3 dòng thì nên xuống hàng để dễ đọc. Nhớ sử dụng các từ khóa liên quan 1 cách tự nhiên trong bài.
– Chọn ảnh có kích thước lớn, không bị vỡ, đuôi .jpg và nhớ đổi tên cho ảnh trước khi tải lên website, tên chứa từ khóa hoặc từ liên quan đến chủ đề bài viết. Kích thước các ảnh trong bài là làm size 1200 x 800 hay 1200 x 667 hoặc 1800 x 1000 pixels, còn ảnh đại diện là 1200 x 667 hoặc 1800 x 1000 pixels, chèn Alt Text (Mô tả hình ảnh) chứa từ khóa, mỗi từ cách nhau bởi dấu gạch giữa, chữ cái không dấu và viết thường. Lý tưởng nhất là cứ mỗi 250 từ lại có 1 ảnh, cá nhân mình hay chèn ảnh ngay dưới một tiêu đề. Ảnh cũng nên là của mình hoặc tự thiết kế, tuyệt đối không lấy hình có logo của đối thủ.
Sau đó, mình sử dụng công cụ Yoast SEO (trên nền tảng WordPress) để tối ưu thêm nội dung bài viết, nút nào còn màu đỏ và da cam thì mình chỉnh lại sao cho thành màu xanh lá cây hết.
– Tiêu đề bài viết (SEO title): xem lại độ dài và bao gồm từ khóa chính chưa
– Từ khóa chính (Focus keyphrase): Bỏ từ khóa chính vào ô này của công cụ Yoast SEO
– Mô tả bài viết (Meta description): cần ngắn gọn, tối đa 120 ký tự, từ khóa chính cần xuất hiện 1 lần, mô tả những phần hay nhất đáng quan tâm nhất của bài.
– Đường dẫn tới bài viết (Slug): rút gọn lại, không dấu, không in hoa và có chứa từ khóa chính.
– Link tới bài viết trên website/blog (Internal link): ưu tiên bài viết có liên quan và quan trọng, nhớ chọn mở tab mới (Open the new tab).
– Link tới website/blog khác( Outbound link): nên chọn các website/blog có độ uy tín cao, phù hợp nội dung đề cập, cũng chọn mở tab mới (Open the new tab), nếu không thì phải gắn “nofollow”.
– Nhấn tab mobile để check xem SEO thể hiện ra sao ok hết thì publish không thì chỉnh lại giao diện SEO mobile.Gắn bài viết vào đúng category và tag (nếu có).
Cuối cùng là nhấn Xem thử (Preview) để kiểm tra bố cục, cách hành văn, lỗi chính tả,… và sửa lại cho đến khi nào ưng ý thì đặt lịch thời gian hoặc xuất bản bài viết luôn (Publish).
Lưu ý cho người mới bắt đầu:
– Luôn luôn tìm từ khóa chính và xác định từ khóa phụ trước khi viết.
– Vừa viết vừa SEO chứ đừng viết theo quán tính rồi SEO sau thì có thể cách viết sẽ không tự nhiên.
Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây. Bạn có thể đọc thêm các bài viết khác tại Fanpage Lammetudo hoặc blog của mình lammetudo chấm com nha. Xin chúc các bạn luôn thành công!
Bình luận